fbpx

Thôn Xuân Trung, Xã An Xuân, Huyện Tuy An

Tỉnh Phú yên, Việt Nam

cskh@caygiongtrekhonglo.com

Giờ liên hệ: 08:00-21:30

(+84) 394 693 609

Hỗ trợ 24/7, tư vấn qua Zalo

CÂY TRE – Tiềm năng cho ngành công nghiệp TỶ ĐÔ của Việt Nam

Chia sẻ bài viết:

     Cây tre không chỉ cung cấp một nguồn thực phẩm dồi dào mà còn cung cấp đa dạng các loại vật dụng thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất. Trên thực tế, cây tre còn là một nguồn cung bất tận cho ngành dệt may, ngành dược phẩm và mỹ phẩm. Vậy đâu là những khó khăn, cũng như những giải pháp cần có để biến ngành hàng tre thành một ngành công nghiệp tỷ Đô của Việt Nam?

Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định cây tre là mặt hàng nhiều tiềm năng, vừa phục vụ sản xuất công nghiệp vừa phát triển kinh tế nông thôn từ các làng nghề truyền thống.

Ngành hàng cây tre - giấc mơ tỷ đô

  Ngày 4/8, hội thảo “Vai trò của tre nguyên liệu đối với sự phát triển của chuỗi giá trị sản phẩm tre Việt Nam” được tổ chức tại Hà Nội, đây là hội thảo chuyên sâu đầu tiên của ngành hàng này.
 
   Chủ trì hội thảo là Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam và Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hoàng Văn Phòng. Ngoài ra có sự tham gia của các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT, VCCI, một số doanh nghiệp và đại diện các địa phương có vùng trồng tre, luồng lớn ở phía Bắc.
Ngành tre tỷ đô
Hội thảo “Vai trò của tre nguyên liệu đối với sự phát triển của chuỗi giá trị sản phẩm tre Việt Nam” được tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: Tùng Đinh.

Nguồn nguyên liệu quan trọng

   Thứ trưởng Trần Thanh Nam nêu rõ, tre là loài cây đã gắn liền với đời sống của người dân nông thôn Việt Nam từ ngàn đời. Tre xuất hiện trong văn hóa, đời sống và còn góp phần vào quá trình đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của người Việt.
 
   Hiện nay, tre là nguyên liệu quan trọng trong các chuỗi sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu cả trong nước lẫn xuất khẩu.
 
  “Theo thống kê, hiện nay cả nước có hơn 1,5 triệu ha tre với hơn 200 giống khác nhau. Với sản lượng hơn 3 tỷ tấn mỗi năm, giá trị xuất khẩu của tre hiện nay đã đạt trên 300 triệu USD/năm”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết thêm.
 
   Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng thừa nhận ngành hàng tre đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Đó không chỉ là thách thức của thị trường, thách thức về biến đổi khí hậu mà còn thách thức lớn nhất về nhận thức về giá trị của loại cây này.
 
   Làm rõ hơn vấn đề này, Thứ trưởng nói tre không chỉ là nguyên liệu cho nhiều nhà máy sản xuất bột, sợi hay là vật liệu trong xây dựng mà còn là nguyên liệu sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ cho nhiều làng nghề ở Việt Nam.
 
 Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh tiềm năng phát triển kinh tế nông thôn của cây tre.

  “Hiện nay, có hơn 600 làng nghề làm các sản phẩm từ tre. Với những chủ trương, chiến lược của Chính phủ đưa ra thời gian qua, chúng ta cần có giải pháp hỗ trợ, xây dựng các vùng nguyên liệu đặc biệt là gắn được người sản xuất với doanh nghiệp. Khi đó sẽ hình thành các chuỗi sản xuất để tạo ra giá trị cho cả nông dân và doanh nghiệp”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.
 
  Bên cạnh đó, ông Trần Thanh Nam cũng lưu ý về việc phát triển các ngành nghề gắn với nguyên liệu từ cây tre: “Ngoài cung cấp cho các nhà máy, cần xây dựng hệ thống làng nghề, HTX đồ thủ công mỹ nghệ từ tre để phát triển kinh tế ở vùng nông thôn”.
 
  Một vấn đề nữa mà ngành sản xuất sản phẩm từ tre đang gặp phải là về cơ chế, chính sách. Để giải quyết được, ông Trần Thanh Nam khẳng định Bộ NN-PTNT sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để rà soát hệ thống chính sách trước khi có những triển khai cụ thể, tạo điều kiện cho ngành hàng tre phát triển.
 
  Một vấn đề nữa để cây tre có thể phát triển xứng tầm với tiềm năng đó là sự vào cuộc của địa phương. Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam: “Các địa phương cần có sự quan tâm, hỗ trợ xây dựng các HTX từ đó nhân rộng mô hình hiệu quả cho các sản phẩm từ tre”.
Ngành tre tỷ đô
Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh tiềm năng phát triển kinh tế nông thôn của cây tre. Ảnh: Tùng Đinh.

Liên kết chật chẽ

  Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Văn Phòng cho rằng, để người trồng tre thực sự được hưởng lợi từ loại cây này, cần có sự liên kết chặt chẽ và thực chất giữa người trồng, nhà khoa học và doanh nghiệp thu mua, sản xuất.
 
  “Trong liên kết đó, các bên phải có trách nhiệm chung để cùng xây dựng và phát triển, để cây tre phát huy được giá trị của mình”, ông Hoàng Văn Phòng nêu rõ.
 
   Lãnh đạo VCCI khẳng định, đơn vị này đã và đang đồng hành cùng với các doanh nghiệp để xây dựng được thị trường ổn định cho các sản phẩm của cây tre.
 
   Một giải pháp mà ông Phòng đưa ra đó là các bên cùng nhau nghiên cứu, tìm ra những sản phẩm mới, phong phú hóa các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ cây tre để tăng giá trị vì bản chất những sản phẩm từ tre có vòng đời cao, có thể giữ được từ 10 – 15 năm.
 
   Trong khi đó, để tăng cường hiệu quả trong liên kết sản xuất, lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho rằng sự ra đời của Hiệp hội ngành tre Việt Nam là cần thiết. “Nếu hiệp hội ra đời, đó sẽ là tổ chức liên kết được cả những người sản xuất lẫn doanh nghiệp tiêu thụ. Cùng làm việc với nhau để có thể đưa ra những kiến nghị phù hợp cho cơ quan quản lý nhằm phát triển ngành hàng”, ông Trần Thanh Nam phân tích thêm.

Thiếu chính sách hỗ trợ phát triển

    Tổng quan về cây tre Việt Nam, theo bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện tổng diện tích tre Việt Nam khoảng 1.592.205 ha phân bố hầu hết tại các tỉnh trên cả nước, có 37/63 tỉnh có diện tích trên 10.000 ha.

  Với 6,5 tỷ cây, hàng năm khai thác 500 – 600 triệu cây, khoảng 2,5 – 3 triệu tấn. Sản phẩm chính gồm nguyên liệu thô/vật liệu xây dựng; chiếu/mành; tre đan; dụng cụ gia đình… Hiện, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sản phẩm từ tre khoảng 300 – 400 triệu USD, trong đó, thị trường xuất khẩu chính gồm EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc…
 
  Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, hiện nay có rất ít nguồn giống tốt và đang có dấu hiệu suy thoái giống. Diện tích đang bị thu hẹp, trình độ canh tác thấp, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; hạ tầng phục vụ sản xuất chưa được đầu tư; công nghệ chế biến lạc hậu so với thế giới; thiếu chính sách hỗ trợ phát triển và sản xuất kinh doanh; vốn đầu tư ban đầu cao, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ.
 
   Bên cạnh đó, sản phẩm lưu thông, tiêu thụ trên thị trường nội địa chủ yếu là sản phẩm thô, tươi; sản phẩm còn chưa đa dạng, chưa quan tâm đến quản lý chất lượng; thiếu sự gắn kết giữa các tác nhân trong chuỗi cả về chiều dọc và chiều ngang; công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu tre còn yếu và thiếu thông tin thị trường.

Nguồn bài viết gốc tại: nongnghiep.vn

Có thể vươn lên thành ngành hàng tỷ USD

2 tỷ cây tre

Thông tin chi tiết tại đây

Maybe you could like this

Các bài viết mới nhất khác

  • All Posts
  • Blog
Tre Khổng Lồ Sinicus
12/12/2024

Đặc điểm nổi bật của cây giống tre khổng lồ Dendrocalamus Asper ‘Hitung’: Kích thước ấn tượng: Tre khổng lồ Dendrocalamus Asper ‘Hitung’ có thể cao tới 25-30 mét, đường kính thân lên đến 20-30 cm, thuộc nhóm tre khổng lồ lớn nhất hiện nay. Sinh trưởng nhanh: Với khả năng phát triển mạnh…

  • All Posts
  • Blog
MÔ HÌNH LÀM KINH TẾ TRỒNG TRE KHỔNG LỒ
12/08/2024

TRE LÀ LOẠI CÂY GIÚP CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỐT NHẤT Tre có khả năng hấp thụ khí C02 gấp từ 2 – 3 lần so với cây khác. Tre nhả khí 02 hơn 35% so với cây khác TRỒNG ĐI ĐÔI VỚI KHAI THÁC TRE GIÚP HẤP THỤ…

  • All Posts
  • Blog
  • All Posts
  • Blog
  • All Posts
  • Blog
  • All Posts
  • Blog

Follow us for more

Theo dõi chúng tôi tại đây: